Trang chủ Giới thiệu Dịch vụ Tin tức & Sự kiện Liên hệ
Tiếng Việt | English
Danh mục sản phẩm
Sản phẩm 1
Sản phẩm 2
Sản phẩm 3
Sản phẩm 4
Hình Tổng Hợp
Liên kết Website
Thông tin cần biết
Thời tiết
Giá vàng
Tỷ giá ngoại tệ
Chứng khoán
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
907.426
Nghệ thuật mai táng
Nghệ thuật mai tángMỗi một nền văn hóa khác nhau có những cách khác nhau thể hiện sự tiếc thương người quá cố Trong khi một số dân tộc du mục vùng cao không sử dụng nghi thức mai táng mà phơi bày thi thể người chết cho chim thú ăn thịt hay thiêu trên các giàn hỏa, thì nhiều nền văn hóa khác của thế giới lại bày tỏ sự tôn kính bằng việc chôn cất người chết theo những nghi lễ rườm rà, đôi khi lại quá phức tạp trong những quan tài cầu kỳ, những ngôi mộ công phu hay trong những nghĩa trang lộng lẫy...

Tín ngưỡng là một trong các nguyên do khiến người ta chọn cách thức và địa điểm mai táng khác thường. Đối với giáo dân trong thành phố và cả những vùng phụ cận, nhà thờ nhỏ thuộc dòng Thiên Chúa La Mã ở Sedlec (CH Czech) là nơi chôn cất lý tưởng. Mặc dù đây chỉ là một công trình khiêm tốn, nhưng lại rất nổi tiếng nên đã có hàng ngàn con chiên trên khắp vùng chọn nơi đây để mai táng trong nhiều thế kỷ qua, và hiện đang lưu giữ hơn 40.000 bộ xương người, được bài trí rất nghệ thuật. Sở dĩ có điều này là vào thế kỷ XIII, một linh mục của xứ Sedlec đã đến Golgotha - nơi chúa Giê-su bị đóng đinh - lấy đất và mang về rải khắp tu viện, khiến cho khu nghĩa trang nhà thờ Sedlec trở thành đất thánh.

“Không đụng hàng”

Người Toraja ở Sulawesi (Indonesia) có nghi thức mai táng phức tạp nhất thế giới. Khi có người chết, cả vùng kéo nhau về dự đám tang nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng và có thể kéo dài từ năm này sang năm khác. Kiểu “câu giờ” này không chỉ nhằm để giúp gia quyến quyên góp đủ tiền cho chi phí tang lễ mà còn xuất phát từ quan niệm rằng, cái chết không phải là sự kiện bất ngờ mà là một quá trình dài và chậm chạp trước khi linh hồn siêu thoát. Tất nhiên, xác chết được ướp kỹ ngay từ những ngày đầu lìa đời, được bảo quản cẩn thận tại một nơi bí mật cho đến khi kết thúc lễ tang. Sau nhiều nghi thức rườm rà, thường gắn liền với giết thịt trâu, heo... thi thể người chết sẽ được mai táng trong một hang đá với các vách đứng được chạm trổ công phu. Mỗi một xác chết sẽ có một hình nộm bằng gỗ đặt bên cạnh như đại diện để canh giữ xương cốt của họ.

Trong khi đó, người xưa lại bày tỏ sự tôn kính người chết bằng nghi thức mai táng “không đụng hàng”. Khi nhà thờ Capuchin ở Palermo (Ý) phát triển khu nghĩa trang cũ vào thế kỷ XIV, các linh mục đã cho đào một hầm mộ ngay dưới tu viện và bắt đầu nghi thức ướp xác chết, mặc quần áo và sau đó đặt thi thể trên các hốc tường của tu viện. Nghi thức mai táng kỳ lạ này kéo dài cho đến cuối thế kỷ XIX và là đặc trưng độc đáo của tu viện, chỉ những công dân nổi bật của thị trấn mới được cho chôn cất tại đây, nơi họ được bảo quản trong những bộ quần áo rất trần thế, thậm chí đôi khi rất... hợp thời trang.

Uy quyền và tình thương

“Sống sao thác vậy!” là quan niệm khá phổ biến đối với nhiều nền văn hóa trên thế giới. Đó cũng là lý do để một số địa điểm mai táng được người ta đánh giá cao, và chỉ dành cho một số đối tượng nhất định. Nhà thờ Gôtích Westminster ở London (Anh) là một ví dụ. Được các tu sĩ dòng Bênêđích thành lập từ thế kỷ thứ X, và được vua Henry đệ tam tái kiến trúc vào thế kỷ XIII, đây là nơi làm lễ đăng quang cho các thành viên hoàng tộc và cũng là chốn yên nghỉ cuối cùng của quốc vương Anh cũng như hoàng thân quốc thích. Mặc dù ban đầu chỉ là nơi chôn cất các vì vua, hoàng tộc và tu sĩ, nhưng sau đó tu viện đã trở thành nơi yên nghỉ cuối cùng lý tưởng (nếu được phép) đối với mọi thần dân Anh. Những nhân vật trứ danh của giới văn nghệ sĩ như Geoffrey Chaucer, Charles Dickens, Thomas Hardy, Rudyard Kipling, Alfred Tennyson... cũng như các nhà khoa học nổi tiếng như Sir Isaac Newton, Charles Darwin, Ernest Rutherford... tất cả đều được chôn cất ở đây.

Nổi tiếng nhất trong các “địa điểm chôn cất uy quyền” có lẽ là mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên thống nhất được Trung Quốc. Theo truyền thuyết, ông được chôn cùng với một kho báu lớn trong ngôi mộ có mái vòm được kết bằng những chuỗi ngọc trai (tượng trưng cho vũ trụ) và hệ thống mương đào chứa thủy ngân (tượng trưng cho sông suối Trung Quốc). Nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là đội quân khoảng 8.000 tượng lính đất nung có kích cỡ như người thật, có nhiệm vụ... tháp tùng và phục vụ nhà vua ở thế giới bên kia.

Tuy nhiên, không như Tần Thủy Hoàng, hoàng đế Mughal Shah Jahan của Ấn Độ lại lấy chuyện ma chay để thể hiện tình thương vô bờ của ông dành cho hoàng hậu Mumtaz Mahal. Suy sụp tinh thần sau cái chết đột ngột của vợ trong lúc sinh con, ông đã cho xây khu đền Taj Mahal ở Agra (Ấn Độ) vào năm 1631 như biểu tượng tình thương để tưởng nhớ đến bà. Kỳ quan kiến trúc này gồm một ngôi mộ đá cẩm thạch được chạm trổ công phu nằm ngay giữa khu phức hợp có 4 tháp canh, mái vòm trung tâm được thiết kế hết sức cân đối, đặc biệt là các hình chạm đầu mái và hoa văn được trang trí khắp nơi. Kiến trúc bên trong thậm chí còn công phu hơn với các bức tường bằng đá quý được chạm trổ tinh vi. Quan tài nhà vua và hoàng hậu được trang trí với những viên đá quý hiếm, được khắc chạm hoa văn cùng tên của 99 vị thánh.

Tuy nhiên, câu chuyện về đền Taj Mahal đã không kết thúc với việc khánh thành công trình. Ngay sau khi hoàn thành khu đền, một cuộc chiến huynh đệ tương tàn tranh giành ngôi báu giữa 4 người con trai của vua Shah Jahal đã xảy ra khi ông ngã bệnh. Kẻ chiến thắng là hoàng tử Aurangzeb, đã trói giam nhà vua ngay tại Agra - nơi ông dần kiệt sức và chết trong tức tưởi. Truyền thuyết kể rằng, suốt phần đời còn lại, nhà vua đã dành trọn thời gian dõi mắt qua cửa sổ tù trông về đền Taj Mahal, nơi có ngôi mộ người vợ yêu quý của ông...

H.ĐẠO tổng hợp

Các tin khác:
Thông tin về Website
Thư viện hình ảnh
Quảng cáo